Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Cứu sống bé 1 tuổi tím đen, hôn mê vì hóc thạch


(Dân trí) - Vừa đưa miếng thạch vào miệng, cậu bé Lương Hữu Nghĩa (14 tháng tuổi, TP Bắc Giang) ho sặc sụa khiến miếng thạch chui tọt vào đường thở. Cậu bé lập tức tím tái toàn thân, ngừng thở

 Sống sót hy hữu

Ngay khi phát hiện cháu hóc thạch, ông bà đã đưa cháu vào cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang, đặt ống nội khí quản, hút truyền dịch… nhưng cháu Nghĩa vẫn tím tái toàn thân, rơi vào trạng thái hôn mê nên đã nhanh chóng được chuyển thẳng đến BV Tai Mũi Họng Trung ương để soi gắp viên thạch nhưng bé vẫn bị ngừng thở, toàn thân tím đen và được chuyển thẳng sang khoa Nhi (BV Bạch Mai).

Hình ảnh phim chụp X-quang cho thấy phổi bệnh nhi bị tổn thương nặng, có dịch sau hóc thạch. Ảnh: H.Hải

 PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, khi bệnh nhi này nhập viện, những tưởng mười mươi không cứu được bởi bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, người tím đen, tim đã ngừng đập, độ bão hòa ôxy máu của cháu bé chỉ có 30-40% (người bình thường là 95%, dưới 92% đã rất nguy kịch).
Cháu Nghĩa may mắn sống sót sau khi đã ngừng thở, ngừng tim vì hóc thạch. Ảnh: H.Hải

 PGS.TS Dũng cho biết, hóc thạch là hóc dị vật nguy hiểm nhất, rất khó gắp hết được dị vật ra khỏi đường thở bởi thạch trơn, dễ nát ra thành các viên nhỏ. Nếu cứ cố gắng hút hết dị vật trẻ sẽ bị thiếu ô-xy trầm trọng, có nguy cơ tử vong. Do đó, với trường hợp này phải luân chuyển liên tục giữa xông cung cấp ô-xy và hút dị vật. Tuy nhiên, ngay sau khi cấp cứu, qua khỏi cơn nguy kịch, bé lại bị tràn khí nhiều, ép hết vào phổi, phải mất gần 2 ngày các BS khoa Nhi mới hút được hết dị vật trong đường thở của bệnh nhi.
Sau 14 ngày điều trị, đến nay sức khỏe bé Nghĩa đã dần ổn định, sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. Đây là trường hợp trẻ hóc dị vật là thạch đầu tiên được cứu sống tại BV. May mắn hơn, dù thời gian ngưng thở lâu nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy não không bị ảnh hưởng. BS Dũng khẳng định bé lớn lên vẫn phát triển bình thường.
Chị Phạm Thị Huyền, mẹ bé Nghĩa cho biết, gần trưa ngày 4/10, bé Nghĩa được em bé hàng xóm cho một cái thạch, hai bé chia đôi mỗi người một nửa. Bé Nghĩa vừa cho vào miệng ăn đã bị ho sặc sụa, tím tái toàn thân, ngừng thở.
 “Trước đó, bé thỉnh thoảng được ăn thạch nhưng luôn được người lớn dầm thạch ra rồi xúc từng miếng nhỏ. Lần này, thấy nửa cái thạch nhỏ nên ông bà cũng không để ý. Lẽ ra cũng không đến mức hóc, nhưng vì thời điểm đó bé bị ho, có lẽ cơn ho đã gây nên tình trạng hóc thạch của bé”, chị Huyền nói.
Nguy cơ tử vong cao
Theo TS Dũng, hóc bất cứ dị vật nào cũng nguy hiểm bởi dị vật chắn vào đường thở của bé, khiến bé nhanh chóng khó thở, suy hô hấp, nhưng hóc thạch nguy hiểm hơn bội lần.
“Hóc thạch rất đáng sợ bởi thạch vốn mềm nên khi trôi xuống đường thở, nó rất dễ “thay đổi hình dáng”, ôm chặt khít lấy đường thở có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Nhưng em bé này, có lẽ may mắn là miếng thạch nhỏ nên đường thở của bé không bị ôm khít”, TS Dũng nói. Cùng quan điểm này, BS.ThS Hoàng Đình Ngọc, Phó Giám đốc BV Tai mũi họng TƯ cho rằng, những ca hóc thạch để cứu sống được cực kỳ hi hữu. Bởi đặc thù miếng thạch mềm, dễ dàng chui tọt vào đường thở, khít chặt lấy và khi đó, thời gian cấp cứu là vô cùng cấp bách, chỉ trong vòng 5 - 10 phút.
Có những ca bệnh, dù được bác sĩ ở bệnh viện tỉnh mở nội khí quản đến thở, đến Viện Tai mũi họng, các bác sĩ cũng gắp được miếng thạch chen ngang đường thở của bé nhưng cũng không thể trả lại cuộc sống bình thường cho bé. Vì thiếu ôxy quá lâu, mất não nên em bé phải sống thực vật suốt đời.
Rất nhiều trường hợp đã tử vong vì hóc thạch, dù ở ngay thời điểm hóc người nhà đã phát hiện và đưa đi cấp cứu. Có những người nhà chỉ cách viện chưa tròn một cây số nhưng khi đến viện thì em bé cũng đã tử vong vì miếng thạch bít toàn bộ đường thở.
Theo ThS Ngọc, chỉ thời gian 10 năm trở lại đây mới có các trường hợp bị hóc thạch. Con số đưa đến viện không nhiều, nhưng hầu như, bị hóc dị vật là thạch thì đều không thể cứu sống.
 “Trẻ em vốn thích ăn thạch, cha mẹ chiều con mua cả túi thạch cho con ăn mà không lường hết được nguy hiểm. Vì thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi bóc lớp vỏ ngoài, người lớn thường bóp ở đầu chóp thạch khiến thạch được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ vì bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc gây ngạt. Trong khi thạch là món ăn không bổ béo gì, lại có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nên tốt nhất, trẻ con tuyệt đối không nên ăn thạch. Nếu cho con ăn, không nên cho bé cầm cả cái thạch mà nên dùng thìa dằm nhỏ cho vào bát, cốc... trước khi cho trẻ ăn”, TS Dũng nói.
Theo TS Dũng, hóc dị vật là tai nạn bất ngờ, có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên người lớn luôn phải chú ý tới trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ chơi các đồ chơi có thể nhét vừa vào miệng. Khi cho trẻ ăn uống, cần tránh đùa nghịch rất dễ sặc. Bóc hạt trái cây trước khi cho trẻ ăn. Với những trái cây trơn, tròn như vải, nhãn phải bóc bỏ hạt, tách nhỏ quả cho trẻ.
Còn khi thấy trẻ đang bình thường bỗng có các dấu hiệu ho sặc sụa, ngưng thở, tím tái, trợn mắt thì phải nghĩ ngay bị dị vật đường thở, cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất, dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, hoặc tạo khe hở để trẻ dễ thở hơn, sau đó đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, hay vuốt cổ, vuốt ngực trẻ, vì có thể khiến dị vật vào sâu hơn, hoặc làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. (Hồng Hải)

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Giật mình vì những tác hại của đường

Đường qua tinh chế sẽ loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng tự nhiên vốn có như vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất xúc tác... Vì vậy bạn nên cẩn trọng khi dùng đường vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, theo ANI.
Đường qua tinh chế sẽ loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng - Ảnh: Shutterstock
Con người có thể bị nghiện đường. Đường tinh chế ảnh hưởng tuyến tụy và làm cạn kiệt nguồn crom trong cơ thể. Triệu chứng phổ biến của thiếu crom là liên tục gây nên cơn thèm đường.

 Đường tinh chế làm mất vitamin B trong cơ thể bạn, làm cho tóc, xương, máu và răng thiếu canxi.
 Đường cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa của cơ thể. Nó lên men trong dạ dày và làm ngưng sự tiết dịch vị, làm ức chế sự tiêu hóa của dạ dày.

Đường tinh chế gây một phản ứng hóa học trên não bằng cách giải phóng serotonin, một loại hoócmôn "cảm thấy tốt", khiến cơ thể cao trào tạm thời sau đó sẽ làm bạn mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và thậm chí trầm cảm.

Cần hạn chế dùng đường tinh chế, thay vào đó bạn nên hấp thu đường tự nhiên, được tìm thấy trong mật ong, trái cây và rau quả chưa qua chế biến.

 Chúng sẽ tốt cho sức khỏe của bạn, không gây tăng cân vì chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng.
                                                                                                HAQUYETfamily st theo GDVN

Những gia vị giúp ngon miệng và có ích cho sức khỏe

(GDVN) - Gia vị, thảo mộc không chỉ giúp làm tăng hương vị thơm ngon của món ăn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Trong nấu nướng, gừng thích hợp với các món chiên, rau xào áp chảo hoặc chế biến nước xốt salad (gồm dầu ôliu, gừng, nước tương và tỏi). Ngoài ra, để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị cảm hãy pha nước chanh gừng (gừng + nước đun sôi để nguội + chanh + mật ong) và uống thường xuyên.









Quế: Quế có vị cay nồng, phù hợp với các món ăn trong mùa đông. Đây là loại gia vị có khả năng chữa được nhiều bệnh. Quế có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn như nấm Candida.Thêm vào đó, quế còn được cho là có khả năng làm giảm sự gia tăng đường huyết sau mỗi bữa ăn vì nó làm chậm tỷ lệ thức ăn tiêu hoá trong bao tử. Điều này có nghĩa là quế giúp cho quá trình tiêu hoá và hấp thu các thức ăn giàu tinh bột trở nên dễ dàng hơn.

Nghệ: Đây là loại gia vị đặc trưng của món cary Ấn Độ với màu vàng tươi. Nghệ có tác dụng chống viêm nhiễm rất tốt.Nghệ còn giúp tăng cường sự trao đổi chất béo, cải thiện hệ tiêu hoá và khả năng khử độc của gan. Bạn có thể sử dụng nghệ trong các món cary, cơm hoặc xào với súp lơ và dầu ôliu.

Tỏi: Tỏi khiến người ta liên tưởng đến khả năng trừ tà ma và là nguyên nhân gây hôi miệng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cho thấy tỏi giúp ngăn ngừa chứng bệnh cứng khớp và các bệnh về tim mạch.Ngoài ra, trong tỏi chứa nhiều hợp chất chống virút và vi khuẩn nên có khả năng đánh bại được bệnh cảm cúm, đau bao tử và nấm candida. Gần đây, người ta phát hiện thêm là tỏi có khả năng lọc chất độc trong cơ thể nên rất có ích cho sự tuần hoàn và tăng cường quá trình trao đổi chất. Tỏi dùng được cho nhiều món ăn như xào chung với hành, dầu ôliu và rau xanh, làm nước xốt và dùng làm gia vị ướp các loại cá, thịt.
                                                                                  HAQUYETfamily st.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

10 lời khuyên chăm sóc trẻ biếng ăn

HAQUYETfamily - Bài viết dưới đây chỉ được điểm 4 nhưng cứ đọc để tham khảo.

(Lam me) - Nếu bé nhà bạn lười ăn, là phụ huynh bạn hãy áp dụng những mẹo nhỏ sau để trẻ phàm ăn hơn.
Mai Mít và Chí Béo rất lười ăn -Ảnh; HAQUYET

1. Đừng quá lo lắng

Không ít bậc làm bố làm mẹ cảm thấy rất lo lắng khi con mình ăn ít hơn những đứa trẻ khác. Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì đáng ngại đâu bạn ạ.

2. Không nên thúc ép trẻ

Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bạn tuyệt đối không nên ép con ăn khi chúng không muốn. Hãy để cho trẻ được tự quyết định mình sẽ ăn gì.

3. Không nên khen ngợi trẻ

Bạn nghĩ rằng những lời khen trong khi trẻ ăn sẽ khuyến khích chúng, làm chúng muốn ăn hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Hãy để cho con nhận ra rằng ăn uống không phải là điều đáng khen mà đó là đặc quyền, ăn nhiều để có sức khoẻ, để cao lớn hơn chứ không phải để làm vui lòng cha mẹ.
4. Hãy chiếu cố

Bạn hãy cố gắng bày biện các món ăn sao cho thật bắt mắt với màu sắc đa dạng. Đôi khi bạn cũng nên chấp nhận một số sở thích trái khoáy của trẻ. Hãy chấp nhận việc chế biến thường xuyên một món mà chúng thích hơn là ngày nào cũng ép chúng ăn món ăn mà bạn cho là đầy đủ dinh dưỡng và rất cần thiết cho sức đề kháng của chúng.

5. Bữa ăn không nên kéo dài quá lâu

Một bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa trong vòng 30 phút. Bạn không nên để trẻ nhẩn nha, ngậm hay nhai đi nhai lại miếng thịt hay cọng rau, cũng không nên thúc ép trẻ.

Trong trường hợp bát cơm còn quá nhiều, bạn có thể kéo dài bữa ăn thêm 10 phút và đừng tỏ ra sốt ruột, uể oải hay bực tức. Hãy tưởng tượng rằng có một chiếc camera đang hướng về phía bạn và tất nhiên, bạn đang là diễn viên chính trong vở hài kịch.

6. Chia nhỏ bữa ăn

Một bát cơm đầy vun không hề kích thích sự thèm ăn của trẻ chút nào. Trái lại, nó khiến trẻ sợ đến phát khóc. Hãy bỏ vào bát cơm của trẻ chỉ một miếng thịt nhỏ, vài cọng rau và một ít cơm.

Nếu trẻ muốn ăn thêm, bạn hãy thay các món cũ bằng một vài món khác để kích thích sự thèm ăn của chúng. Và bạn cần luôn luôn đề cao tính độc lập cho con bằng cách để trẻ tự xúc hay ăn những gì chúng thích.

7. Không ăn gì trước bữa chính

Không nên đưa cho trẻ bất kì đồ ăn vặt nào trước bữa chính. Những món ăn còn nằm trong bếp hay trong tủ lạnh (hoa quả, pho mát, jambon… ) luôn có sức hấp dẫn đối với trẻ hơn nhưng chúng lại góp phần phá hỏng bữa chính của trẻ. Tạo cho trẻ thói quen không ăn vặt ngay từ nhỏ là điều cần thiết.

8. Thật khéo léo

Không nên bắt trẻ tuân thủ quá nhiều quy tắc do cha mẹ đề ra. Đừng trừng phạt khi trẻ không chịu ăn, ngược lại cũng đừng khen ngợi chúng một cách thái quá. Hãy xoá bỏ chế độ “độc tài” trên bàn ăn nhà bạn.

Đừng nói với trẻ rằng chúng đã làm bạn buồn, tức giận vì thói biếng ăn của chúng. Nếu bạn cảm thấy không vui, hãy làm mọi cách để cơn giận qua đi, nhưng đừng làm điều đó trước mặt trẻ.

9. Nói “không” với những lời khuyên kì cục

Bạn tuyệt đối không nên nghe theo những lời chỉ dẫn hết sức kì cục, hỗn độn, thậm chí là mâu thuẫn của những người xung quanh.

10. Không cho trẻ ăn quá nhiều

Cơ thể phải hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng trong một thời gian ngắn tỷ lệ thuận với tần suất của bệnh béo phì, bệnh tăng huyết áp, chứng xơ vữa động mạch và kéo theo rất nhiều hệ quả khác. Thúc ép trẻ ăn quá nhiều tức là bạn sẽ phải đưa chúng đến gặp bác sĩ sớm hơn.
                                                                                                          (Theo Afamily)

Thiếu kẽm, hệ miễn dịch dễ suy yếu


Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra một cơ chế sinh học mà theo đó, thiếu kẽm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến chúng ta dễ mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Cuộc nghiên cứu do các nhà nghiên cứu ở Viện Linus Pauling thuộc Đại học bang Oregon tiến hành, khuyến cáo người lớn tuổi nên bổ sung đủ lượng kẽm vì ở giai đoạn này, họ có thể cần thêm nhiều kẽm do khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể bị suy giảm. Cơ thể dễ hấp thu kẽm từ hải sản và thịt hơn là từ ngũ cốc và rau quả, theo hãng tin New Kerala (Ấn Độ) dẫn kết quả nghiên cứu. Trưởng nhóm nghiên cứu Emily Ho cho biết, những người lớn tuổi nên bổ sung đủ chất kẽm, 11 mg/ngày đối với nam giới và phụ nữ là 8 mg/ngày.
Hải sản chứa kẽm giúp cơ thể dễ hấp thu - Ảnh: M.N


HAQUYETfamily st. (theo Thanh nien online)

Mẹo chữa viêm họng thông thường

Đau họng, viêm họng thông thường do thời tiết gây nên, chưa cần phải dùng thuốc, mà có thể dùng một số cách dưới đây, theo hướng dẫn của lương y Như Tá.
Dùng củ hành ta và gừng tươi (mỗi thứ 50 gr) đem giã hơi dập rồi cho vào 2 muỗng giấm ăn, trộn đều; sau đó cho những thứ trên vào tô nước sôi rồi xông, hít hơi bốc lên cho xộc vào họng, mũi để trị viêm họng, viêm mũi.                                                    
                                                                                                                                  HAQUYETfamily st (theo Thanh nien online)

Martin đi hội ở Lužná